Bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người gây ra bởi giun tròn ký sinh, thường tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (Toxocara cati). Đây là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo.
Nguyên nhân gây bệnh?
Bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo được gây ra bởi vi khuẩn Toxocara canis và Toxocara cati, chủ yếu tồn tại trong phân của chó và mèo nhiễm sán. Vi khuẩn này có khả năng sống sót trong môi trường ngoại vi và có thể lây lan qua thức ăn, nước uống hoặc tiếp xúc với đất bị nhiễm sán.
Người bệnh có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với đất cát và vô tình nuốt phải đất có chứa trứng của Toxocara hoặc ăn rau sống, trái cây có trứng của Toxocara.
Hoặc người bệnh cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu ăn thịt sống hoặc thịt chưa nấu chín kỹ từ động vật bị nhiễm bệnh (heo, bò, gà, thỏ).

Triệu chứng của bệnh
Phần lớn người bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo không có triệu chứng rõ ràng và các ký sinh trùng thường chết trong vòng một vài tháng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, người bệnh có biểu hiện triệu chứng nhẹ như:
- Ho
- Sốt nhẹ 38°C hoặc cao hơn
- Nhức đầu
- Đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón
- Buồn nôn hoặc nôn mửa

Trong một số ít trường hợp, ấu trùng giun đũa đi đến các cơ quan và gây bệnh như gan, phổi, mắt hoặc não và gây ra các triệu chứng nặng như:
- Mệt mỏi
- Chán ăn hoặc sụt cân
- Phát ban da
- Thở khò khè hoặc khó thở
- Co giật (nhiều đợt)
- Nhìn mờ hoặc có mây, thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt
- Một mắt rất đỏ và đau
Biến chứng bệnh
Hầu hết trường hợp nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo đều hồi phục hoàn toàn và không gặp bất kỳ biến chứng lâu dài nào. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn hoặc di chứng não không hồi phục.
Giun đũa trưởng thành di chuyển bất thường trong cơ thể sẽ gây tổn thương cho các cơ quan mà chúng đi qua như: viêm ruột thừa, viêm tụy cấp do giun chui vào ống Wirsung, chui vào ống mật chủ gây tắc mật, viêm túi mật, tạo sỏi mật, giun chui lên gan gây áp xe gan.
Giun đũa còn gây tắc ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc, tiết ra độc tố làm co giật, động kinh, viêm màng não…
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giun đũa
Các đối tượng sau thường có nguy cơ mắc bệnh giun đũa cao hơn các nhóm đối tượng khác:
- Lứa tuổi: Trẻ em dưới 10 tuổi thường có khả năng mắc bệnh giun đũa cao hơn do tính hiếu động và thói quen nghịch ngợm, tiếp xúc nhiều với đất đai và môi trường bẩn thỉu.
- Khí hậu: Vùng có khí hậu ẩm nóng vùng nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và sống sót của trứng giun, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Vệ sinh kém: Ở các khu vực nông thôn và các nước đang phát triển, việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng hoặc nhà vệ sinh không đảm bảo vệ sinh hiện đại là một nguyên nhân khiến cho mầm bệnh có thể dễ dàng lan truyền.
- Thói quen sinh hoạt: Một số nông dân sử dụng phân người làm phân bón cho đất canh tác, dẫn đến việc bệnh có khả năng lan rộng hơn trong môi trường nông thôn.
- Tiêu thụ thực phẩm tươi sống: Người có thói quen ăn thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm chưa qua xử lý vệ sinh đúng cách, cũng như tiếp xúc với thịt tươi sống, đều đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh giun đũa.
Biện pháp phòng ngừa
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với động vật.
- Đưa vật nuôi đến khám bác sĩ thú y để xét nghiệm và điều trị tẩy giun, phòng ngừa nhiễm Toxocara.
- Không để trẻ em chơi ở những khu vực có phân của vật nuôi hay động vật khác.
- Làm sạch khu vực sinh sống của thú cưng ít nhất một lần một tuần. Phân nên được chôn hoặc đóng bao và bỏ vào thùng rác.
- Dạy trẻ em về tầm quan trọng của việc rửa tay để tránh bị nhiễm trùng, sự nguy hiểm của việc ăn thức ăn bẩn hoặc có dính đất.
- Không nên ăn thịt hay thức ăn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ: Đối với trẻ nhỏ và người có tiếp xúc nhiều với động vật, nên thường xuyên thực hiện xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Để hạn chế các nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo và các biến chứng của nó, bạn nên tuân theo các chỉ dẫn về biện pháp phòng ngừa và định kỳ đi khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm về giun sán.
Để đặt lịch khám với các chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Phú Quốc, xin vui lòng đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc liên hệ trực tiếp với HOTLINE 1900 3315.
Đặt Hẹn Khám Bệnh Online: https://dngclinic.com/dat-hen-kham-benh/